Tai nạn thương tâm trong nhà tắm làm sao để phòng tránh

Cũng theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi, mặc dù hiện nay bình nóng lạnh đã được tích hợp rất nhiều các tính năng an toàn, ví dụ như: Hệ thống kiểm soát an toàn TTS tích hợp thiết bị chống giật ELCB (hay còn gọi là aptomat chống giật). Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì nhất thiết phải ngắt điện trước khi sử dụng bình nóng lạnh

Nguy cơ bị điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh là nỗi lo thường trực của các gia đình mỗi khi đông về, vậy làm thế nào để phòng tránh?

copy-of-binh-nong-lanh-nha-chi-bui-hang-1478050687951

Những cái chết thương tâm

Mới đây, trên Facebook, nickname Bùi Hằng đã chia sẻ về sự cố chập điện bình nóng lạnh ở nhà lên cộng đồng mạng như một lời cảnh báo về tai nạn liên quan đến bình nóng lạnh khi mùa đông mới chớm về. Nickname này cho biết: “Gia đình nào dùng bình nóng lạnh xin hãy dành một phút đọc sự cố này, em mới từ cõi chết trở về. Em bật bình được 10 phút, đi lấy quần áo chuẩn bị tắm cho cu Bi, vừa bước chân vô chuẩn bị xả nước thì bình chập điện nổ bụp. Em vội ôm con chạy ra ngoài kêu hô người trong nhà gạt cầu dao tổng. Điện nổ sáng cả góc nhà tắm, mùi cháy khét và đen cả một góc nhà. Thầm cảm ơn Trời Phật đã thương gia đình em và mọi người không sao hết”.

Không may mắn như chị Hằng, trước đó, ông Đỗ Đình Khôi (SN 1945) và con dâu là chị Phạm Minh Nga (SN 1975, trú tại khu 5, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) đã bị điện rò rỉ từ bình nóng lạnh truyền theo vòi hoa sen giật tử vong. Được biết, chiếc bình nóng lạnh này được gia đình ông Khôi sử dụng từ năm 2004. Thời điểm xảy ra sự việc, các con nhỏ của chị Nga cũng đang ở nhà. Tuy nhiên, rất may khi thấy ông nội và mẹ ngã ngửa trong nhà tắm, các cháu nhỏ đã không vào ứng cứu ngay mà chạy sang nhà hàng xóm hô hoán, báo tin nhờ giúp đỡ.

Một tai nạn thương tâm khác từ bình nóng lạnh là trường hợp của gia đình chị Phạm Thị Bích Ngoan (24 tuổi, ngụ phường 5, TP Vũng Tàu). Chị Ngoan cầm vòi hoa sen trong phòng tắm thì bị điện rò rỉ từ bình nước nóng đang mở giật bất tỉnh. Nghe tiếng động mạnh, anh Nguyễn Xuân Bảo Phước (34 tuổi, chồng chị Ngoan) đập cửa chạy vào xem cũng bị nước nhiễm điện dưới sàn giật té ngã. Bà Tôn Nữ Thị Chung (mẹ anh Phước) lao vào cứu vợ chồng con trai cũng bị điện giật. Ít phút sau, chị Ngoan tỉnh lại kêu cứu. Bố chồng chị đang nằm ngủ ở phòng ngoài liền ngắt cầu dao điện, đưa cả ba đi cấp cứu. Tuy nhiên, bà Chung và anh Phước đã tử vong.

Nhận định về các vụ tai nạn liên quan đến bình nóng lạnh, GS.TS Nguyễn Đức Lợi (bộ môn Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Nguy hiểm lớn nhất đối với người sử dụng là rò điện ra vỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân thanh điện trở bị han gỉ, bị thủng gây rò điện. Điện giật do bình nước nóng nguy hiểm gấp nhiều lần so với điện giật thông thường vì người sử dụng đang tiếp xúc trực tiếp với nước.

Làm sao để chống giật?

Nên bảo trì bình nóng lạnh thường xuyên để kịp thời khắc phục những hỏng hóc, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi, mặc dù hiện nay bình nóng lạnh đã được tích hợp rất nhiều các tính năng an toàn, ví dụ như: Hệ thống kiểm soát an toàn TTS tích hợp thiết bị chống giật ELCB (hay còn gọi là aptomat chống giật). Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì nhất thiết phải ngắt điện trước khi sử dụng bình nóng lạnh.

Về nguyên lý, bình nóng lạnh có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện, chỉ khác là có dung tích lớn với công suất thanh đun lớn hơn. Tuy nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị để có thể vận hành và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng. Bình nóng lạnh có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 kW tùy theo dung tích và kiểu bình. Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 – 95oC. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.

Cũng giống như bất kỳ loại thiết bị khác, bình nóng lạnh sử dụng lâu ngày cũng dễ bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước. Nên bảo trì thường xuyên để phát hiện sớm những hỏng hóc kịp thời khắc phục tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng bình nóng lạnh. Vì vậy, cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất là thay thanh đốt định kỳ 2 năm/1 lần và nên thay bình mới nếu đã sử dụng được 10 năm.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 – 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *