Để thoát khỏi đám cháy đây là cách nhanh nhất

Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy nhà và không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Dưới đây là một số cách giúp bạn thoát khỏi đám cháy và xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra.
Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ “hỏa hoạn” luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy tại những nơi này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vậy khi xảy ra hỏa hoạn ở các đô thị, nhà cao tầng nhằm hạn chế thương vong thì trước hết chúng ta phải lưu ý và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết và đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường lan truyền để tránh lửa lan rộng ra.

2. Lối thoát hiểm

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên ta cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể chúng ta đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần phải đưa mắt ra xung quanh chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp chúng ta thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

– Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.

– Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ “EXIT” – lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
chay3-1478054884193
– Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

– Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.

– Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.

– Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.

– Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.

– Khi có thang, đệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.

– Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

4. Cúi thấp người tránh khói

Trong hỏa hoạn, khói luôn luôn bay cao, vì vậy kỹ năng thoát hiểm quan trọng là cúi thấp người khi di chuyển.

5. Kiểm tra tay cầm của cánh cửa

Khi mở bất kỳ cánh cửa nào để thoát hiểm, bạn cũng nên kiểm tra liệu cánh cửa đó có nóng không bằng mu bàn tay. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên.

6. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *